Menu

Menu

Giâm cành cây bông trang thái (hay còn gọi là bông trang thái là một trong những loại cây công trình tầng thấp có hoa được sử dụng rộng rãi trong cảnh quan). Giâm cành cây bông trang thái là một biện pháp nhân giống bằng vô tính; từ 1 đoạn cành của cây hoa trang bao gồm 1 đến 2 đoạn lá hoặc phần ngọn, cùng với các chồi nách (hom giống) đem giâm trên một vật liệu (Đất, giá thể trồng…) trong điều kiện thuận lợi thì thành một cây mới.

Re Cay Trang Thai

Cây trang thái có hoa với màu vàng, đỏ, hồng,… phù hợp với việc làm tiểu cảnh sân vườn: làm cây trồng viền, làm trồng hàng rào. Cây trang thái phù hợp với nhiều điều kiện khí hậu khắc nghiệt, điển hình là có thể chịu được nắng và hạn. Do đó rất được nhiều nhà thiết kế ưa thích lựa chọn cho việc tạo cảnh quan. Hơn nữa, cây trang có thể cắt tỉa tạo hình đơn giản, khống chế chiều cao, tán cây,… dễ dàng.

Cay Trang Vang

Để giâm cành cây bông trang thái thành công, đòi hỏi hom giống phải đảm bảo chất lượng. Ngoài ra điều kiện giâm ươm an toàn, các yếu tố ảnh hưởng khác như : đất đai, nhiệt độ, ánh sáng, kỹ thuật chăm sóc hom cây trong vườn ươm… phải thích hợp, phải đảm bảo.

1. Vườn ươm hom cây trang thái bằng phương pháp giâm cành:

Chăm sóc vườn ươm là công việc hết sức quan trọng và cần thiết; ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và năng suất của quá trình ươm trồng. Nếu cây giống cho những hom cành tốt mà chăm sóc không hiệu quả; kỹ thuật yếu, áp dụng không đúng cách cũng có thể thất bại. Không những làm chết một phần tỷ lệ cây con mà có khi ảnh hưởng đến toàn bộ hom giống ươm.

  • Vị trí vườn ươmChọn nơi có đất có nền bằng phẳng; gần nguồn nước tưới, gần nơi giao thông qua lại, thuận lợi cho việc vận chuyển
  • Chế độ ẩm và ánh sáng: Đây là điều kiện rất khắt khe với công việc ươm hom giống cây bông trang. Cần điều chỉnh độ ẩm của đất theo mỗi giai đoạn cụ thể. Về ánh sáng cần điều chỉnh vào mỗi giai đoạn phát triển khác nhau nhằm cho cây hom thích ứng.

Ẩm độ:

Nếu đất ươm quá ẩm, hom giống cây bông trang dễ bị rụng lá mặc cho cành hom vẫn còn tươi; nhưng hom không thể phát triển và rất dễ bị thối, hom sẽ chết. Đất quá ẩm cũng có hiện tượng phình to tại vết cắt làm cho hom không thể phát triển rễ; hoặc có ra rễ nhưng ít và không đạt yêu cầu. Cây giống không hấp thụ dinh dưỡng và dẫn đến chết.

Trường hợp đất ươm quá khô làm cho cành hom dễ bị khô và không thể hấp thụ được dinh dưỡng dẫn đến hiện tượng chết khô hom.

Ánh sáng

Đối với ánh sáng là yếu tốt rất cần thiết cho cành hom. Nhằm giúp cây hom quang hợp đảm bảo cành giâm tích lũy chất hữu cơ; cung cấp dinh dưỡng cho quá trình sinh trưởng. Tuy nhiên ở giai đoạn này cành hom cần ánh sáng yếu, ánh sáng tán xạ. Do vậy trong quá trình giâm cành cần điều chỉnh ánh sáng theo mức độ tăng dần. Nếu được có thể điều chỉnh theo ngày để đảm bảo cho cây hom giống thích nghi đến khi hình thành hoàn chỉnh thời gian kiến thiết cơ bản 2 tháng.

Giàn che:

Tùy vào hộ gia đình hay doanh nghiệp, thực hiện chiến lược lâu dài hay tạm thời mà chúng ta có thể thiết kế giàn che cố định hay di động. Nhưng cơ bản phải đảm bảo nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm trong giàn che; đồng thời thuận lợi cho việc đi lại trong quá trình thực hiện và chăm sóc.

Các loại vật liệu dùng để làm giàn che cũng khác nhau tùy vào mỗi gia đình hay tập thể. Có thể dùng cây gỗ, tre, bê tông tùy ý để làm khung. Mái che có thể dùng tốt nhất là lưới che được ánh sáng ban đầu khoảng 60% – 80%.

2. Chọn cành giống- cắt hom- cắm hom:

  • Khay ươm:

 Nên dùng khay ươm để cấy hom giống cây bông trang, tùy theo điều kiện mỗi khu vực mà bố trí khay ươm thích hợp.Thông thường hom giống được ươm với mật độ khá dày, khoảng 130 hom đến 150 hom giống trên một m2. Khay ươm cần đảm bảo thoát nước tốt để đảm bảo cho việc điều chỉnh ẩm độ đất trồng.

  • Chọn cây giống cắt hom:

– Chọn lọc các cây bông trang giống – cây bố mẹ thuần chủng. Trồng mật độ thưa để đảm bảo cho cây mẹ sinh sản nhiều cành nhánh.

– Chọn cành cây bông trang khỏe, không sâu bệnh. Đường kính nhánh hom cây chọn từ 4 đến 6 mm, chiều dài từ 10 – 15cm.

  • Cắt hom:

Dùng kéo sắc để cắt hom. Đảm bảo vết cắt ngọt, dứt khoát, không cắt hai lần hoặc nhiều lần tại một dấu cắt, dập thân hoặc gãy thân hom.

Tiêu chuẩn màu sắc hom phải bảo đảm có màu xanh đặc trưng, tốt nhất là xanh nâu đã hóa già.

Bảo quản hom thật tốt, không làm hư hại lá và cành hom.

Chon Hom Cay Trang Thai 3 Giam Canh Cay Trang Thai

  • Cắm hom cây trang thái:

Trước khi cắm hom nên sử dụng CuSO40,1% để phòng nấm bệnh. Dùng vòi nước tưới vào khay ươm đảm bảo độ ẩm đạt 80 – 85. Không nên cắm hom quá sâu rất dễ bị thối hom; sau khi cắm hom xong thì phải tưới lại nước để cho đất và hom bám sát vào nhau.

Giam Canh Cay Trang Thai 2

3. Chăm sóc vườn cây hom trang thái:

Từ 10 đến 15 ngày hom liền vết cắt, 16 đến 30 ngày hom hình thành mô sẹo, từ 31 đến 40 ngày hom hình thành rễ, thời kỳ này cần được chăm sóc đặc biệt, chúng sẽ quết định tỉ lệ cây trang trưởng thành và tỉ lệ cây sống chết.

Chăm sóc vườn ươm bao gồm các công việc như tưới, làm cỏ, phân loại cây con, trồng dặm các cây chết, theo dõi sâu bệnh hại, điều chỉnh nhiệt độ và ánh sáng, độ ẩm…

  •  Tưới ẩm: Tùy vào giai đoạn ta tiến hành cung cấp nước khác nhau

Từ khi ươm đến 15 ngày: Thời kỳ này cần cung cấp độ ẩm thích hợp đến trên 80%. Do hom mới cắt, cây dễ thoát hơi nước bởi vậy cần che chắn xung quanh và trên lưới đảm bảo. Nếu không dễ bị khô lá và héo hom, mỗi ngày tưới 1 đến 2 lần; nên tưới phun sung giử ẩm

Từ 16 đến 30 ngày: Giai đoạn này hình thành mô sẹo, hai ngày tưới 1 lần. Đảm bảo ẩm độ 70 đến 80%.

Từ trên 31 ngày:  cây đã ra rễ cần phải cung cấp nước thường xuên; đảm bảo độ ẩm từ 75 đến 80%, cách 2 đến 3 ngày tưới 1 lần.

Từ trên 40 ngày chúng ta tiến hành ra ngôi cho cây. Dùng túi bầu có chứa hợp chất hữu cơ và lấy hom ươm đã có rễ cho vào túi, mang vào nơi có độ ẩm và ánh sáng yếu để nuôi dưỡng

Tuoi Nuoc Cho Cay Trang Thai

  • Tưới nước:

Thời gian ươmChu kỳ tưới
Dưới 15 ngàyTưới 2 lần/ngày
15 đến 30 ngày2 ngày tưới 1 lần
Trên 30 ngày2 đến 3 ngày tưới 1 lần
Từ 40 đến 50 ngàyRa ngôi cho cây (vào bầu ươm)
  •  Điều chỉnh ánh sáng:

Thông thường, thời gian từ khi giâm cành đến 30 ngày cây cần ít ánh sáng. Do đó chúng ta nên che phủ từ 70 đến 80%, lượng ánh sáng cung cấp cho hom trong giai đoạn này từ 20% đến 30%, sau đó tăng dần ánh sáng để cây thích nghi với điều kiện sáng hoàn toàn khi ra ngoài.

  • Bón phân: Cây cần được bón phân ngay trong thời gian kiến thiết cơ bản, nhưng giai đoạn này thời gian ngắn, cây chỉ tồn tại trong vườn ươm từ 60 đến 90 ngày, do vậy lượng phân bón có thể điều chỉnh 2 lần

Lần thứ nhất khi cây được 45 ngày sau khi ươm, Giai đoạn này nên bón phân hữu cơ vi sinh, tốt nhất là Dinamix, 0,4kg/1m2.

Lần thứ 2 khi cây được 70 ngày nên bón NPK 20 – 20 – 15, bón 0,3kg/m2

Cách bón phân: Hoàn tan hai loại phân nêu trên vào thùng tưới rồi tiến hành tưới đều lên mặt luống ươm, sau đó tưới lại bằng nước sạch

  • Phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại:

Trong vườn ươm thường xuất hiện nhiều loại sâu bệnh và nấm, do vậy nên dùng Diazan, Krater… để tiêu diệt sâu, cũng có thể dùng thuốc mối, thuốc kiến để rải lên mặt luống.

Ngoài ra có thể phòng trị nấm bằng Anvinl, Carbenzin, chitosan…. Để đảm bảo cho khu vực ươm được an toàn về sâu và bệnh.

Có thể phun thuốc trừ nấm và trừ sâu cho cây ươm, tốt nhất là phun phòng trừ vào giữa hai lần bón phân trên.

Luyện cây trang thái và xuất vườn ươm:

  • Luyện cây trang thái trưởng thành và phân loại cây trước khi xuất vườn

Khi có kế hoạch xuất vườn chúng ta cần tiến hành luyện cho cây thích nghi với điều kiện môi trường mới. Trong vườn ươm cần điều chỉnh cho cây trồng đảm bảo cứng cáp, lá và thân khỏe mạnh để bảo đảm cho cây tồn tại tốt trước các điều kiện khắc nghiệt bên ngoài.

Ánh sáng, độ ẩm, phân bón phải thay đổi, đặc biệt là trước khi xuất vườn từ từ 1 đến 2 tuần phải di chuyển bầu cây ra khỏi luống, công tác này đảm bảo cho các rễ phụ bị cắt đứt, tạo cho chúng liền lại vết thương trước khi mang đi ra trồng, đồng thời với công tác này chúng ta dễ dàng phân loại chúng để chắc chắn các cây mang đi trồng đạt chiều cao, và sức khỏe ổn định, các cây bị yếu, chậm phát triển được nuôi dưỡng lại để xuất sau.

+ Tiêu chuẩn xuất vườn:

Cây non quá, rễ chưa ổn định, dễ bị vở bầu khi mang đi trồng

Cây già quá khi đã cây mang đi trồng sẽ bị chột rễ, do rễ cắm sâu xuống luống

Hai nội dung trên khi mang cây đi trồng vào điểm mới rất dễ chết cây

Cây xuất vườn đủ điều kiện là:

  • Chiều cao từ 25 đến 30cm. Đường kính gốc từ 5 đén 6mm.
  • Cây không sâu bệnh. Bầu đất nguyên vẹn, không bị tác động bởi yếu tố cơ học.
  • Bộ rễ an toàn, không được quá ngắn hoặc đâm ra khỏi bầu quá nhiều mà chưa liền sẹo, cây có màu xanh đặc trưng. Thậm chí có thể cho cây phân cành nhánh và cho ra hoa đồng đều.

Trên đây là quy trình Giâm cành cây bông trang thái nói cách khác là tạo cây con bằng phương pháp vô tính. Với phương pháp này chúng tôi đã thử nghiệm thành công, đồng thời là mô hình để nhân giống tương tự cho các loại cây khác. Chúc quý vị thành công!

CÔNG TY CỔ PHẦN SÀI GÒN HOA

Địa chỉ: 74/2/1D đường 36,P. Linh Đông, Q. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.                            

Điện thoại: (028) 3720 3389 – Tổng đài CSKH: 090 180 5859 

Hotline: 090 789 2809 

Emailsaigonhoa@gmail.comsaigonhoa@saigonhoa.com

Rate this post

2 bình luận cho “Giâm cành cây bông trang thái”

  1. Avatar Of Ha Ha viết:

    Bông trang rể đâm ngang hây đâm xuống

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cách xử lý cây phát tài bị thối nhũn do tưới sai cách

Cách xử lý cây phát tài bị thối nhũn do tưới sai cách Cây phát tài vốn là loài cây cảnh nội thất có sức sống tốt, khỏe mạnh, dễ…

Cách bón phân trùn quế tại nhà

Cách bón phân trùn quế tại nhà Phân trùn quế được coi là loại phân bón thiên nhiên giàu dưỡng chất cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho…

Sâu bệnh trên cây trầu bà và cách khắc phục

Sâu bệnh trên cây trầu bà và cách khắc phục Thế giới trầu bà vô cùng đa dạng và phong phú, chúng được ứng dụng rất nhiều trong trang trí…

Hướng dẫn chăm sóc cây hương thảo

Hướng dẫn chăm sóc cây hương thảo Cây hương thảo có tên nước ngoài là Rosemary. Tại Việt Nam, Hương thảo được trồng nhiều nhất ở Đà Lạt, nơi có khí…

Cách nhận biết và điều trị bệnh đốm lá trên cây lưỡi hổ

Cách nhận biết và điều trị bệnh đốm lá trên cây lưỡi hổ Cây lưỡi hổ là một loại cây phong thủy được nhiều người ưa chuộng hiện nay; loài…