Menu

Menu

Các công tác chăm sóc, bảo dưỡng cần thiết khi trồng cây lộc vừng trên dãy phố (vỉa hè)

Cây lộc vừng là một loại cây phổ biến trong cảnh quan đô thị, thường được trồng ở vỉa hè và các khu dân cư tại Việt Nam. Đây là loài cây bóng mát có thân gỗ, tán rộng và hoa đẹp, mang lại không gian xanh mát và thẩm mỹ cho khu vực xung quanh. Vì vậy, cây lộc vừng là lựa chọn phổ biến trong việc trồng ở vỉa hè và các khu dân cư do tính thẩm mỹ, dễ trồng và lợi ích môi trường. Hôm nay hãy cùng “Sài Gòn Hoa” tìm hiểu về “các công tác chăm sóc, bảo dưỡng cần thiết khi trồng cây lộc vừng trên dãy phố (vỉa hè)” nhé !

Cây Lộc Vừng

Cây lộc vừng

1. Vì sao cây lộc vừng trồng ở các khu đô thị hiện đại

  • Cây lộc vừng mang lại nhiều lợi ích thiết thực và phù hợp với mục tiêu xây dựng không gian xanh, bền vững trong các đô thị hiện đại. Vì vậy, nó được ưu tiên trồng ở các khu vực công cộng, đường phố và khu dân cư trong các thành phố lớn.
Cây Lộc Vừng

Cây lộc vừng

  • Lộc vừng phân bố chủ yếu ở khu vực nhiệt đới, đặc biệt là các quốc gia như Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Campuchia, và Việt Nam.
Cây Lộc Vừng

Hoa cây lộc vừng

  • Cây thường mọc tự nhiên ở các khu vực ven sông, bờ suối, nơi có đất ẩm ướt. Tuy nhiên, cây cũng thích nghi tốt khi trồng ở vườn nhà, công viên hay khuôn viên đô thị.
Cây Lộc Vừng

Cây lộc vừng

  • Do có đặc tính phù hợp với môi trường đô thị và mang lại lợi ích cả về thẩm mỹ lẫn thực tiễn: thân khoẻ, dáng đẹp, hoa có màu sắc sặc sỡ và rễ chùm nên cây lộc vừa luôn luôn được ưu tiên lựa chọn cho khác khu vực công viên, vỉa hè và các khu dân cư
Cây Lộc Vừng

Cây lộc vừng

  • Hiện nay ở các thành phố hiện đại như Thành Phố Hồ Chí Minh (phố đi bộ Nguyễn Huệ, công viên Sala Q2), Vũng Tàu và các khu công viên thuộc phía Nam cũng ưu tiên lựa chọn loài cây này để trồng
Cây Lộc Vừng

Cây lộc vừng trồng đường phố

  • Tuy nhiên lộc vừng trong tự nhiên mọc dựa kênh rạch, bờ sông, bờ suối, khi đem trồng trên đường phố cây có thể rụng lá nếu không được tưới nước đầy đủ. Hơn nữa quả, hoa và lá cây rụng có thể làm mất vệ sinh nên cần thường xuyên quét dọn quanh gốc cây. Vì thế, cần có phương án bảo dưỡng cây, khắc phục những nhược điểm của cây để cây sinh trưởng và phát triển tốt.
Cây Lộc Vừng

Lá cây lộc vừng

  • Lộc vừng dễ trồng, dễ chăm sóc, tuổi thọ cao, có thể sống trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Thân cây xù xì, nhiều u bướu mang nét nghệ thuật mộc mạc. Hoa nở màu hồng tươi có hương thơm, chùm hoa buông rủ rất duyên nên đáp ứng được gần như các tiêu chí cây cảnh đô thị hiện đại.
Cây Lộc Vừng

Cây lộc vừng trồng vỉa hè

2. Chăm sóc, bảo dưỡng cây lộc vừng trên dãy phố (vỉa hè)

Việc chăm sóc và bảo dưỡng cây lộc vừng đòi hỏi sự kiên nhẫn tỉ mỉ. Nếu chăm sóc đúng cách, cây sẽ phát triển khỏe mạnh, ra hoa đều đặn và mang lại nhiều may mắn, thịnh vượng theo quan niệm phong thủy.

Cây Lộc Vừng

Cây lộc vừng trồng sân vườn

  • Tưới nước:
    • Giai đoạn mới trồng: Trong 1-2 tháng đầu, tưới nước đều đặn để giữ ẩm cho đất, không để đất quá khô hoặc quá ướt. Tưới 1-2 lần/ngày, tùy thuộc vào thời tiết và độ ẩm của đất.
Cây Lộc Vừng

Cây lộc vừng

    • Giai đoạn sau: Khi cây đã ổn định (sau 2-3 tháng), có thể giảm tần suất tưới nước xuống còn 2-3 lần/tuần. Lưu ý kiểm tra độ ẩm đất trước khi tưới.
Cây Lộc Vừng

Tưới cây lộc vừng

  • Ánh sáng:
    • Lộc vừng cần ánh sáng tự nhiên để phát triển tốt. Hãy trồng cây ở nơi có nhiều ánh sáng mặt trời, ít nhất 6-8 tiếng mỗi ngày. Nếu trồng trong bóng râm hoặc nơi thiếu sáng, cây có thể phát triển chậmít ra hoa.
Cây Lộc Vừng

Cây lộc vừng

  • Phân bón:
    • Giai đoạn đầu: Sau khi trồng khoảng 1 tháng, bón phân hữu cơ hoặc phân NPK với liều lượng nhẹ. Cứ mỗi 2-3 tháng bón phân một lần để bổ sung dinh dưỡng cho cây.
Phân Npk

Phân NPK

    • Giai đoạn sau: Khi cây đã phát triển ổn định, có thể bón phân 1-2 lần/năm, nhất là vào mùa xuân và mùa thu để kích thích ra hoa.
Cây Lộc Vừng

Hoa cây lộc vừng

  • Cắt tỉa:
    • Cắt tỉa những cành khô, cành yếu đặc biệt là trong mùa mưa bảo công việc cắt tỉa càng được chú trọng và diễn ra thường xuyên để đảm bảo an toàn và tránh cây bị đổ ngã
Cây Lộc Vừng

Cắt tỉa cây

    • Thông thường thời gia cắt tỉa đối với cây lộc vừng là từ 6 – 8 tuần/lần và nguyên tắc cắt tỉa là từ trên xuống
Cây Lộc Vừng

Cây lộc vừng

  • Phòng trừ sâu bệnh:
    • Cây lộc vừng ít bị sâu bệnh, nhưng vẫn cần theo dõi để phát hiện và xử lý kịp thời nếu thấy dấu hiệu bất thường như lá vàng, rụng lá, hoặc sâu ăn lá.
Cây Lộc Vừng

Cây lộc vừng

    • Có thể sử dụng thuốc trừ sâu sinh học hoặc các biện pháp tự nhiên như phun nước xà phòng loãng để diệt sâu.
Cây Lộc Vừng

Cây lộc vừng

  • Chăm sóc vào mùa ra lá:
    • Giảm tưới nước: Trong giai đoạn thay lá, cây lộc vừng không cần nhiều nước. Bạn nên giảm lượng nước tưới, chỉ tưới 1-2 lần/tuần, và kiểm tra độ ẩm của đất để tránh tình trạng ngập úng. Đất không nên quá ẩm ướt để hạn chế nguy cơ thối rễ.
Cây Lộc Vừng

Cây lộc vừng

    • Tránh tưới lên lá: Khi cây đang thay lá, hạn chế tưới trực tiếp lên lá cây, vì nước có thể gây hại cho các lá còn yếu và có thể tạo điều kiện cho bệnh nấm phát triển.
Cây Lộc Vừng

Cây lộc vừng trồng đường phố

    • Loại bỏ lá vàng, lá rụng: Trong mùa thay lá, lá cây sẽ rụng nhiều. Bạn nên thường xuyên thu gom lá rụng để giữ khu vực quanh gốc cây luôn sạch sẽ, tránh tình trạng ẩm ướt gây nấm bệnh.
Cây Lộc Vừng

Cây lộc vừng trồng khu dân cư

    • Sử dụng phân kali và lân: Bón một lượng nhỏ phân kali (K) và lân (P) vào cuối giai đoạn thay lá để kích thích quá trình ra rễ mới và chuẩn bị cho sự phát triển của chồi non. Các loại phân này giúp cây phục hồi nhanh chóng và tăng cường sức khỏe của hệ rễ.
Phân Kali

Phân Kali

    • Phân hữu cơ: Có thể bổ sung phân hữu cơ, phân vi sinh để cải thiện chất lượng đất, duy trì độ màu mỡ của đất và cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho giai đoạn phát triển tiếp theo.
Phân Dế Hữu Cơ

Phân dế hữu cơ

  • Chăm sóc vào mùa ra hoa:
    • Duy trì độ ẩm: Cây lộc vừng cần đủ độ ẩm để hỗ trợ quá trình ra hoa. Tuy nhiên, không nên tưới quá nhiều để tránh tình trạng ngập úng, dễ gây thối rễ và làm rụng hoa. Tưới nước đều đặn 2-3 lần/tuần, tùy theo điều kiện thời tiết và độ ẩm của đất.
Cây Lộc Vừng

Cây lộc vừng

    • Phân kali (K) và lân (P): Để cây ra hoa đẹp và hoa tươi lâu, bạn nên bón phân có hàm lượng kali (K) và lân (P) cao. Kali giúp tăng cường sức đề kháng của cây, hỗ trợ quá trình tạo hoa, trong khi lân thúc đẩy sự phát triển của bộ rễ và hoa.
Phân Lân

Phân Lân

    • Ánh sáng đầy đủ: Lộc vừng cần nhiều ánh sáng để phát triển và ra hoa tốt. Đảm bảo cây được đặt ở vị trí có ánh sáng mặt trời từ 6-8 giờ mỗi ngày, đặc biệt là ánh sáng buổi sáng sớm. Điều này giúp hoa nở đều và bền màu.
Cây Lộc Vừng

Cây lộc vừng

    • Kiểm tra sâu bệnh thường xuyên: Trong thời gian cây ra hoa, cần kiểm tra thường xuyên để phát hiện sâu ăn lá hoặc các loại côn trùng có thể làm hại hoa như rệp. Dùng các biện pháp sinh học hoặc thuốc trừ sâu an toàn để bảo vệ cây và hoa.
Cây Lộc Vừng

Cây lộc vừng trồng công viên

    • Phòng ngừa nấm bệnh: Độ ẩm cao dễ làm cây bị nấm hoặc các bệnh về rễ và lá. Nên phun thuốc phòng ngừa nấm định kỳ và giữ cho khu vực quanh gốc cây thông thoáng.
Cây Lộc Vừng

Cây lộc vừng trồng vỉa hè

  • Kiểm tra độ pH của đất:
    • Lộc vừng thích hợp với đất có độ pH từ 5.5 đến 7.0. Kiểm tra và điều chỉnh độ pH của đất nếu cần thiết để đảm bảo cây có môi trường sống lý tưởng.
Cây Lộc Vừng

Cây lộc vừng

Cây Lộc Vừng dễ trồng, dễ chăm sóc và không chỉ mang lại vẻ đẹp quyến rũ, thướt tha mà còn có nhiều giá trị tốt về phong thủy. Mong rằng những chia sẻ hữu ích từ “Sài Gòn Hoa” sẽ giúp mọi người có thêm kinh nghiệm cũng như đưa ra lựa chọn tốt nhất khi chọn cây trồng cho mình

*** Liên hệ thông tin chi tiết

CÔNG TY CỔ PHẦN SÀI GÒN HOA

Địa chỉ: 74/2/1D đường 36,P. Linh Đông, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.

Địa chỉ vườn Sadec: Đường Vành đai Tây Bắc, Xã Tân Quy Tây, Tp.Sadec, Đồng Tháp

ĐT: (028) 3720 3389 – CSKH: 090 180 5859

Email: saigonhoa@gmail.com / saigonhoa@saigonhoa.com

Website: https://saigonhoa.com/

Youtube: https://www.youtube.com/user/saigonhoavn

Facebook: Công Ty Cổ Phần Sài Gòn Hoa

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Xu hướng thiết kế vườn Nhật trong kiến trúc nhà hiện đại

Xu hướng thiết kế vườn Nhật trong kiến trúc nhà hiện đại Xu hướng thiết kế kiến trúc của những năm gần đây thì các mẫu thiết kế nhà vườn đẹp rất…

“HÈ XANH THAY DIỆN MẠO MỚI CÙNG SÀI GÒN HOA”

"DỊCH VỤ TƯ VẤN THIẾT KẾ THI CÔNG CẢNH QUAN DỰ ÁN, SÂN VƯỜN"   "HÈ XANH THAY DIỆN MẠO MỚI CÙNG SÀI GÒN HOA" Nhân dịp hè về Sài Gòn…

9 cách trang trí chậu cúc mâm xôi Tết ấn tượng

9 cách trang trí chậu cúc mâm xôi Tết ấn tượng Cúc mâm xôi là loại hoa đặc trưng vào ngày Tết không chỉ mang sắc vàng rực rỡ mà…

Hướng dẫn tỉa cành, siết nước cho cây bông giấy ra hoa

Hướng dẫn tỉa cành, siết nước cho cây bông giấy ra hoa đón Tết Cây bông giấy là loại cây có hoa đẹp, dễ trồng và có thể ra hoa…

Catalogue cây kiểng lá nội thất nhiều kích thước

Catalogue cây kiểng lá nội thất nhiều kích thước là bộ sưu tập các loại cây kiểng lá thông dụng chuyên trồng trang trí cho các không gian nội thất…